Trong khoảng thời gian tình hình dịch bệnh ở các tình thành phía Nam đang rất căng thẳng, rất nhiều địa phương đã áp dụng chỉ thị 16/CT-TTg. Chỉ thị đưa ra nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan và đảm bảo an toàn cho người dân. Vậy Chỉ thị 16/CT-TTg là gì? Hãy cũng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Đọc thêm:
Tiêm chủng Covid-19 là nỗ lực cuối cùng của chính phủ
Giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg là gì?
Trong thời gian dịch bệnh an toàn nhất là thắng tiền tại nhà.
Giãn cách xã hội theo chỉ thị 16/CT-TTg là gì?
Ngày 31/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách trong quá trình phòng, chống dịch Covid-19. Còn được gọi tắt là Chỉ thị 16.
Theo nội dung này, Chỉ thị 16/CT-TTg đã nâng giãn cách xã hội lên mức cao hơn Chỉ thị số 15/CT-TTg được ban hành vào ngày 27/3/2020 trước đó. Với Chỉ thị 16/CT-TTg, việc cách ly xã hội được thực hiện nghiêm theo nguyên tắc cách ly, yêu cầu người dân ở tại nhà và chỉ ra ngoài trong những trường hợp thực sự cần thiết.
Chỉ thị số 15, 16/CT-TTg được ban hành nhằm ngăn chặn lây lan và đẩy lùi dịch bệnh trong thời gian ngắn nhất có thể. Sức khỏe và tính mạng của người dân lên hàng đầu. Thắt chặt các biện pháp nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Đồng thời, không làm đứt gãy các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt là tại các khu công nghiệp lớn, các doanh nghiệp trong các chuỗi sản xuất lớn.
Giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg được thực hiện như thế nào?
1. Chỉ thị 16/CT-TTg: Chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết
Chỉ thị 16/CT-TTg được ban hành ngày 31/3/2020 quy định các địa phương nghiêm túc thực hiện theo nguyên tắc: Gia đình cách ly với gia đình; thôn bản cách ly với thôn bản; xã cách ly với xã; huyện cách ly với huyện; tỉnh cách ly với tỉnh; phân xưởng, nhà máy sản xuất bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang đồng thời khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.
Chỉ thị này đồng thời yêu cầu người dân ở yên tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết. Như khi mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu,… Làm việc tại nhà máy, các cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, cơ sở sản xuất không bị đóng cửa, dừng hoạt động,…
Ngoài ra khi giao tiếp, người dân cần thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m. Không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi trường học, bệnh viện, công sở và tại nơi công cộng.
2. Chỉ thị 16/CT-TTg: Chỉ khi xử lý tài liệu mật mới đến công sở
Chỉ thị 16/CT-TTg của Chính phủ yêu cầu những người đứng đầu doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở làm việc, đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người dân lao động.
Các cơ quan, đơn vị nhà nước bố trí cho cán bộ, công chức sử dụng công nghệ thông tin, máy móc để làm việc tại nhà. Chỉ đến cơ quan làm việc trong các trường hợp thật sự cần thiết. Ví dụ: trực chiến đấu, trực cơ quan, xử lý tài liệu mật, cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và các nhiệm vụ khác theo yêu cầu.
Tổ chức tăng cường họp trực tuyến. Người đứng đầu chịu trách nhiệm về trường hợp nhân viên lây, nhiễm dịch bệnh do không thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch nơi công sở.
>>> Kiếm tiền tại nhà đơn giản qua di động 2021
3. Chỉ thị 16: Dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng
Chỉ thị 16/CT-TTg giao cho Bộ GTVT, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo dừng các hoạt động vận chuyển hành khách công cộng, hạn chế tối đa việc di chuyển từ địa bàn, khu vực này sang địa bàn, khu vực khác.
Dừng di chuyển từ vùng dịch đến các địa phương khác; chỉ trừ những trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ, cung cấp lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm cần thiết, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp.
Chỉ thị 16 về giãn cách xã hội giao cho Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện thực hiện chặt chẽ các quy trình và quản lý, tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Kiểm soát chặt và yêu cầu kê khai y tế bắt buộc với bệnh nhân và người nhà, người chăm bệnh. Mỗi người bệnh chỉ được một người thân chăm sóc.
4. Hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Chỉ thị 16 mới nhất của TP.HCM
Các công tác về chuẩn bị nguồn lực cung ứng hàng hóa, cung ứng thực phẩm, đảm bảo vận chuyển… được chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện chỉ thị 16/CT-TTg, ngay khi lệnh phong tỏa TP.HCM bắt đầu có hiệu lực từ 0h ngày 9/7/2021.
Cụ thể, người dân chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết, ra đường phải nêu rõ được lý do, địa bàn tăng cường kiểm tra, lập chốt kiểm soát giao thông tại 12 điểm, xử phạt những đối tượng không thuộc diện được phép ra ngoài. Đối với người từ TPHCM đi sang địa bàn khác thì cần phải thực hiện nghiêm quy định của Bộ Y tế, cách ly 7 ngày và xét nghiệm 3 lần trong thời gian cách ly.
Dừng tất cả các hoạt động không cần thiết, dừng các cuộc họp không cần thiết của cơ quan nhà nước, chỉ nhận hồ sơ trực tuyến, trừ trường hợp đặc biệt thì thủ trưởng cơ quan công bố cho người dân.
Dừng hoạt động của 148/234 chợ truyền thống, 3 chợ đầu mối nhưng vẫn đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa của được duy trì ổn định. Tiếp tục cho phép siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng cung cấp dịch vụ thiết yếu hoạt động để đảm bảo duy trì, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cấp thiết, đảm bảo không xáo trộn, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân.
Giao thông:
Với chỉ thị 16/CT-TTg, thành phố sẽ hạn chế giao lưu không cần thiết trên đường nhưng vẫn phải duy trì, đảm bảo lưu thông hàng hóa, đảm bảo cung ứng dịch vụ thiết yếu như vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất, lương thực thực phẩm… Cần chuẩn bị kế hoạch hoạt động giao thông vận tải trên đường bộ, đường thủy. Tạm dừng hoạt động vận tải hành khách công cộng, trừ các trường hợp xe vận chuyển cán bộ, nhà quản lý, chuyên gia, công nhân…, tạm ngừng xe ôm công nghệ và xe ôm truyền thống.
Lực lượng giao hàng shipper vẫn hoạt động bình thường nhưng cấm dịch vụ ăn uống mang về. Các cửa hàng tạp hóa với Chỉ thị 16/CT-TTg chỉ được bán những mặt hàng thiết yếu như thuốc men, lương thực thực phẩm.
Sở Y tế và các sở ngành liên quan phải tập trung chuẩn bị cơ sở chữa bệnh, cơ sở cách ly phải đảm bảo dự phòng trong tình huống diễn biến xấu. Nâng quy mô để dự phòng trong trường hợp có đến 1.000 bệnh nhân nặng. Bên cạnh đó, khẩn trương thực hiện tiêm vaccine cho người dân an toàn và đúng tiến độ.
5. Chỉ thị 16/CT-TTg của TP.HCM yêu cầu người dân và doanh nghiệp vận tải ra/vào cần giấy tờ gì?
Đại diện Sở Giao thông Vận tải cho biết, xe ra/vào TPHCM từ địa phương khác thì được chia thành nhóm xe phục vụ xe chở lương thực, thực phẩm, xe chở công nhân, xe tải quá cảnh… Thuộc đối tượng ưu tiên, xe vận chuyển hàng hoá được phép hoạt động và phải đảm bảo phòng chống dịch với sự quản lý của đơn vị chủ quản, có địa chỉ quản lý, lộ trình, có lái xe cố định đảm bảo yêu cầu…
Theo Chỉ thị 16/CT-TTg, Sở Giao thông Vận tải sẽ cấp mã QR Code lên phương tiện, người đi trên xe vẫn phải đảm bảo yêu cầu có giấy xét nghiệm COVID-19.